Chú Lăng Nghiêm Kệ và Giảng Giải

Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát 🙏🙏🙏
Chúng con, ban biên tập trang web TriTueTubi.com cũng như WisdomCompassion.org. Xin chia sẽ cùng đại chúng Chú Lăng Nghiêm do Hòa Thượng Tuyên Hoá giảng giải.

“Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật Giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài.
Trong năm đệ Chú Lăng Nghiêm thì hai đệ đầu đa số là danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, chư Thiên, Hộ Pháp thiện thần, còn ba đệ cuối đa số là danh hiệu của các vị Quỷ Thần Vương.

… Cố Hoà Thượng Tuyên Hoá đã nói rõ tầm quan trọng của Chú Lăng Nghiêm, chỉ cần chúng ta người xuất gia, hoặc tại gia, trì tụng mỗi ngày, thì công đức thật không thể nghĩ bàn, giúp cho hành giả tăng trưởng trí huệ, vượt qua mọi sự chướng ngại thử thách trên đường tu tập, đồng thời giúp bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc chúng sinh.”

Trích lời tựa
Kính chúc nguyện đại chúng luôn bình an phước lạc trong ánh hào quang của mười phương Chư Phật.

Tỉnh thức từ giấc ngủ vô minh

Karma Lingpa

Awakening from the Sleep of Ignorance
(A Terma of Karma Lingpa)
Tỉnh thức từ giấc ngủ vô minh
(Một kho tàng của Karma Lingpa)

༄༅ །ཟབ་ཆོས་ཞི་ཁོ་དགོངས་པ་རང་གོལ་ལས། སོན་འགོ་རང་རྒྱུད་སོང་བྱེད་འད་ི བཞིན་བྱེད་ན་ལྱེགས།
From the Profound Dharma: Natural Liberation Through the Peaceful and Wrathful Deities, this preliminary is the best method to purify one’s mindstream.
Từ Giáo Pháp thậm thâm: Tự giải thoát thông qua các Bổn Tôn an bình và phẫn nộ, pháp thực hành ban đầu này là phương pháp tốt nhất để tịnh hóa dòng tâm thức của hành giả

ཀྱེ་མ་ཀྱེ་ཧུད་སྐལ་ལྡན་རིགས་ཀི་བུ།
KYE MA KYE HÜ KAL DEN RIG KYI BU
Hey! Alas, you fortunate child! Này!
Hỡi con, đứa trẻ may mắn

།མ་རིག་ཏིག་མུག་དབང་གིས་མ་ནོན་པར།
MA RIG TI MUK WANG GIY MA NÖN PAR
Don’t be sedated in a fog of delusion!
Đừng để bị mê đắm trong màn sương ảo giác

བརོན་འགྲུས་ངར་བསྱེད་ད་ལྟ་ཡར་ལོངས་དང།
TSÖN DRÜ NGAR KYË DA TA YAR LONG DANG
Come to your senses right now, and get to work!
Hãy quay về nơi chân tâm con bây giờ, và hãy thực hành đi!

ཐགོ་མྱེད་དུས་ནས་ད་ལ་ཐུག་གི་བར།
T’HOK MË DÜ NAY DA LA T’HUK GI BAR
From beginningless time, up to this moment,
Từ vô thỉ kiếp cho đến nay

མ་རིག་དབང་གིས་ཉལ་ཡུན་དྱེས་ཆོག་གི།
MA RIG WANG GIY NYAL YÜN DEY CHHOK GI
You’ve let yourself sleep in the bed of ignorance. Enough!
Con đã để bản thân ngủ quên trên chiếc giường vô minh. Đã đủ rồi!

(more…)

Gyatrul Rinpoche giảng về cách sử dụng chuỗi hạt Phật giáo


Gyatrul Rinpoche giảng về cách sử dụng chuỗi hạt Phật giáo

Gyatrul Rinpoche đản sinh ở miền Đông Tây Tạng vào năm 1925. Ngài đã trãi qua nhiều năm nhập thất  với nhiều vị Đạo Sư vĩ đại nhất của Tây Tạng và là một vị Đạo Sư cao quý dòng Cổ Mật trong Phật giáo Kim Cang thừa. Được truyền dạy từ nhiều Đạo Sư lỗi lạc, Ngài đã dành phần lớn cuộc đời  để nhập thất thiền định ở Tây Tạng trước khi bỏ trốn vào năm 1959. Năm 1976, ngài được bổ nhiệm làm đại diện tinh thần cho Đức Dudjom Rinpoche tại Hoa Kỳ. Năm 1978, Ngài thành lập Trung tâm Phật giáo tên là Orgyen Dorje Den.

Trong quyển sách Giai đoạn sinh khởi trong Mật Thừa (Nhà xuất bản Sư tử tuyết), Ngài đã giải thích về việc sử dụng chuỗi hạt trong việc thực hành Thiền định về Bổn Tôn. Trích đoạn này có thể tìm thấy trên trang web SnowLion.

Đây là một trích đoạn từ quyển sách Giai đoạn sinh khởi trong Mật Thừa.

Đạo Sư Liên Hoa Sanh dạy: “Loại chuỗi hạt tốt nhất để gia tăng số lần trì tụng là chuỗi hạt được làm từ một số loại ngọc quý (Tib. Tin O che). Một chuỗi hạt trung bình được làm từ hạt của các loại cây hoặc trái, và chuỗi hạt thấp hơn được làm từ gỗ, đất, đá hoặc thuốc. “Chuỗi hạt làm từ vỏ sò, đất, gỗ hoặc từ hạt của cây hay trái được sử dụng để thực hành các nghi quỹ an bình và công hạnh an bình. Chuỗi hạt làm từ vàng sẽ thực hành các công hạnh rộng lớn hơn. Chuỗi hạt từ san hô đỏ là tốt nhất để thực hành các nghi quỹ uy dũng. Chuỗi hạt bằng kim loại hoặc đá xanh ngọc rất tốt cho công hạnh phẫn nộ. Chuỗi hạt làm từ đá dzi hoặc các loại đá quý khác có thể được sử dụng để thực hiện bất kỳ công hạnh nào bạn đang thực hiện. (more…)

Kim Cương Du Già Thánh Nữ (Vajrayoginī)

Tên Phạn: Vajrayoginī
Tên Tạng: Dorjé Neljorma རྡོ་རྗེ་རྣལ་འབྱོར་མ་

Người dân Tây Tạng còn thờ phượng nữ thần đầy quyền năng Vajrayoginī với toàn thân bao bọc trong vòng tròn ánh sáng lửa rực đỏ. Với bản tánh độc đoán, hăng say, mạnh mẽ, linh hoạt, Vajrayoginī là biểu tượng một người nữ độc quyền cai trị lãnh thổ riêng của nàng. Trong số các nữ thần Mật Tông, Vajrayoginī tự mình ngài lo liệu mọi việc và cầm quyền cai trị, không cần người chồng hay phụ tá giúp đỡ. Hơn thế nữa, Vajrayoginī còn mang người tình bí mật của nàng đi theo khắp nơi như là một dụng cụ lủng lẳng trên vai, và sẵn sàng dùng phép biến hóa vật đó thành người đàn ông để tùy nghi sử dụng trong mọi trường hợp cần thiết.

Lịch sử dòng truyền thừa:
 

Dòng truyền thừa của Đại thành tựu giả Tilopa

Sự trao truyền của dòng truyền thừa:

Vajrayoginī > Đại thành tựu giả Tilopa > Naropa > Marpa > Milarepa > Rechungpa > các vị trì giữ dòng truyền thừa >>> YongzinChoegon
 

Giới thiệu Bổn tôn:

Vajrayoginī là Pháp thân nữ của Phật. Ngài là vị yidam (bổn tôn thiền định) của Mật điển Tối thượng Du già – mật điển cao nhất, và xuất hiện trong nhiều thực hành mật tông. Bà xuất hiện như vị phối ngẫu của Heruka Chakrasamvara.
 

(more…)

Bên Bờ Tỉnh Thức

Bên bờ tỉnh thức
Nhìn dòng nghiệp trôi qua từ tận cùng ký ức
Có lúc chở dăm ba cọng rác
Đôi khi vài cánh hoa
Nhân quả được hài hoà sắp đặt
Trình tự đến đi có bao giờ vắng lặng?
Lệ vương khoé mắt
Nụ cười trên môi
Buồn vui
Hơn thiệt
Cảm xúc đang xuôi dòng vô thường sinh diệt
Giữ chi dăm cọng rác
Tiếc gì vài cánh hoa
Tất cả đang dần dần tan hoại!
Vạn sự trên đời sẽ đi vào huyền thoại
Buông xả!
Để cho lòng nhẹ nhàng từng khoảnh khắc trôi qua.

Chân Thanh Mỹ
🌷🌷🌷

At The River of Consciousness
Watching karma flowing from the subconscious mind
Sometimes carrying pieces of garbage
At times, several flower petals
Cause and effect are arranged harmoniously
Do the patterns of coming and going ever subside?
Tears run down the eyes
Smiles from the lips
Sadness and then happiness
Gaining and then losing
Flowing downstream a river of emotions that arise and pass through impermanence
No reasons to keep the garbage
No reasons to keep flower petals
Everything is eventually subdued
The phenomenon of life as we know it, is just a tale
Let it go!
For the heart to be finally at peace.

_(❤️)_
Chân Thanh Mỹ

Đi Tìm Xuất Xứ Bài Kệ Tắm Phật

TT. Sakya Minh Quang biên soạn

  • Lễ Phật Đản (佛誕節) trong truyền thống Phật giáo Đại Thừa Đông Á (East Asian Buddhism) còn được gọi là Lễ Tắm Phật (浴佛節), vì nghi thức tắm Phật là một phần quan trọng, không thể thiếu trong đại lễ này. Trong nghi thức tắm Phật, bài kệ tắm Phật chính là tinh thần và cốt tủy của nghi thức tắm Phật nói riêng và đại lễ Phật Đản nói chung. Bởi lẽ, bài kệ này không những giúp người con Phật tưởng nhớ và tôn vinh đức Phật, mà còn là phương tiện thực hành thiền quán để tịnh hóa thân tâm, và xiển dương tinh thần Đại Thừa Phật Pháp. Vì vậy, việc tìm ý nghĩa bài kệ tắm Phật để có thể khởi tâm quán chiếu, thực hành nghi thức tắm Phật đúng pháp và có ý nghĩa là điều vô cùng thiết yếu.

Bài kệ tắm Phật hiện được sử dụng trong truyền thống Phật giáo Việt Nam có ba bài kệ bốn câu, gồm mười hai câu tất cả, được ghi bằng âm Hán Việt, chưa có bản dịch Việt ngữ khả tín và thống nhất vì chưa xác minh được bản gốc chữ Hán. Một bản dịch tốt cần phải có ba yếu tố là tín, đạt và nhã. Tín là trung thực, chính xác, đạt là sáng sủa dễ hiểu, còn nhã là nét đẹp văn chương. Nếu tiêu chuẩn ban đầu của bản dịch là tín không có, những giá trị như đạt và nhã cũng không có cơ sở để thành lập. Vì vậy, việc tìm ra xuất xứ của bài kệ tắm Phật trong Đại Tạng Kinh Phật giáo, căn cứ vào đó để phiên dịch nhằm có được một bài kệ tắm Phật bằng Việt ngữ khả tín, có thể dùng làm định bản trong nghi thức Lễ Phật Đản Việt Nam, là nhu cầu cấp thiết cho việc Việt hóa nghi thức Phật giáo hiện nay. Bài kệ tắm Phật âm Hán Việt mà các chùa Việt Nam thường dùng như sau: (more…)

Nghi Quỹ Hành Trì Hàng Ngày – Đức Phật Dược Sư xứ Odiyana

Orgyen Menla (Đức Liên Hoa Sanh bất khả phân với Đức Phật Dược Sư)
Nguồn hình ảnh: Buddha of Compassion Society

A very simple practice of Orgyen Menla (o rgyan sman bla), Guru Rinpoche as the Buddha of Medicine, consisting of visualization, mantra recitation and dedication of merit.
Một thực hành giản lược Orgyen Menla, Đức Phật Dược Sư trong hiện tướng Đức Liên Hoa Sanh, gồm quán tưởng, trì tụng minh chú và hồi hướng công Đức.

༄༅། །སངས་རྒྱས་སྨན་བླའི་རྒྱུན་ཁྱེར།
Daily Practice of the Buddha of Medicine
Nghi quỹ hành trì hàng ngày Đức Phật Dược Sư

by Dilgo Khyentse Rinpoche
Bởi Đạo Sư Dilgo Khyentse Rinpoche

Source of Sādhanā: Lotsawa House
Nguồn nghi quỹ: Lotsawa House

རང་ཉིད་སྐད་ཅིག་དྲན་རྫོགས་སུ། །
rangnyi kechik dren dzok su
Perfect in the instant of recollection,
Hoàn hảo từ khoảnh khắc nhớ nghĩ

ཨོ་རྒྱན་སྨན་གྱི་བླ་མ་ནི། །
orgyen men gyi lama ni
I am the Oḍḍiyāna Buddha of Medicine—
Ta là Phật Dược Sư xứ Oddiyana—

མཐིང་གསལ་སྨན་མཆོག་ལྷུང་བཟེད་བསྣམས། །
ting sal men chok lhungzé nam
Bright blue, holding supreme medicine and alms-bowl,
Thân màu xanh dương , giữ bình dược cam lồ trân quý

སྙན་ཞུ་གསང་གོས་ཕོད་བེར་གསོལ། །
nyen shyu sang gö pö ber sol
And wearing hat, undergarment, gown and cloak—
Trang hoàng bởi nội y, ngoại y cùng áo choàng

བྱིན་རླབས་གཟི་བརྗིད་ལྡན་པར་གསལ། །
jinlab ziji denpar sal
Resplendent with blessings and majestic presence.
Rạng rỡ với ân phước và hiện thân kỳ diệu (more…)

Tiễn Con Xuất Gia

Bùi Hưu (791-864) là một vị quan thanh liêm, chính trực, có tài kinh bang tế thế đời Đường. Ông chẳng những giỏi văn thơ, thư pháp mà còn là một Phật tử thâm ngộ Phật Pháp, có công đức lớn trong việc hộ trì Chánh Pháp. Bùi Hưu đắc Pháp với Thiền sư Hy Vận Hoàng Bá và biên tập những lợi khai thị của Thiền sư Hoàng Bá thành sách Hoàng Bá Truyền Tâm Pháp Yếu hay còn được gọi là Uyển Lăng Lục, một tác phẩm thiền học nổi tiếng.

Trong bài viết này, bút giả chủ yếu giới thiệu một khía cạnh đời sống học Phật của Bùi Hưu, đó là hy sinh cho con xuất gia, khuyên răn con làm tròn sứ mệnh của người tu là giải thoát giác ngộ, cũng như đạo tình và bổn phận đối với Thầy mình và các huynh đệ đồng tu. Tình Cha con giữa Tể Tướng Bùi Hưu và con trai là Trạng nguyên Bùi Văn Đức, tức Pháp sư Pháp Hải, đã trở thành một gia thoại đẹp được truyền tụng rộng rãi trong thiền môn.

Con trai của Tể tướng Bùi Hưu là Bùi Văn Đức. Ông thi đậu Trạng nguyên, đáng lý được bổ nhiệm làm quan. Nhưng theo lời khuyên của cha, Bùi Văn Đức đã bỏ tất cả công danh sự nghiệp đi xuất gia, sau này trở thành một vị Cao tăng đắc đạo, có Pháp hiệu là Pháp Hải. Đây cũng chính là nhân vật lịch sử được mượn để trở thành nhân vật tiểu thuyết Hòa thượng Pháp Hải trong Truyện Bạch Xà Thanh Xà (Bạch Xà Truyện) sau này.

Tương truyền, Pháp Hải xuất gia có cuộc sống đạm bạc, lại thêm phải tập sự lao tác vất vả. Tập khí con quan lớn, quen sống trong nhung lụa, chìu chuộng, lại thêm có lòng tự hào về tri thức của một vị tân trạng nguyên, Pháp Hải đã có những bất mãn nhất định với đời sống xuất gia kham khổ. Khi thấy Hòa thượng thầy mình tọa thiền, dịch kinh, giảng Pháp…, làm những công việc dường như rất nhàn nhã và được nhiều người kính trọng, còn mình phải hành điệu, theo chúng lao tác cực khổ, Pháp Hải đã không nhẫn nại, đề lên chỗ mình công quả hai câu thơ:

Trạng nguyên gánh nước, nấu cơm
Hòa thượng ngồi đó ăn làm sao tiêu?

Chuyện đến tai Hòa thượng trụ trì. Hòa thượng đến đọc được hai câu này, chỉ mỉm cười rồi đề hai câu thơ vào bên dưới để trả lời:

Lão tăng ngồi một nén hương
Cũng tiêu được của mười phương cúng dường!

Đọc được câu trả lời này, Pháp Hải xấu hổ, sám hối, rồi từ đó dẹp sạch tâm ngã mạn, hết lòng tu học. Nhờ sự dạy dỗ của Thầy, khích lệ và sách tấn của Cha là Tể Tướng Bùi Hưu, cuối cùng Pháp Hải trở thành một bậc cao tăng một đời!

Sự thành tựu đạo nghiệp của Pháp Hải, có công đức rất lớn của cha mình là Tể tướng Bùi Hưu. Chính Bùi Hưu là người đã khích lệ con mình là Bùi Văn Đức xuất gia. Chúng ta thử đọc bài thơ Tiễn Con Xuất Gia của Bùi Hưu:

Nén đau tiễn con vào cửa không
Căn lành con phải gắng vun trồng
Thân chớ nhiễm đời theo tài sắc
Tâm luôn giữ Đạo dẫu gai chông
Xem kinh, niệm Phật nghe Thầy dạy
Sáng Đạo đền ơn khắc ghi lòng!
Ngày sau thành bậc đại Pháp khí
Trời người tôn quý, cha đợi trông!

( Sa-môn Sakya Minh-Quang dịch)

(more…)