Những Giáo Lý Đi Lên Với Hạnh

Padmasambhava – Giáo Huấn Dakini

Đạo Sư Padmakara xuất hiện trong nhiều hình thức khác nhau với nhiều loại y phục. Trong cách thức vượt ngoài tuân thủ, Ngài tuân thủ mọi giới luật từ giới Thanh Văn cho đến các lời thệ nguyện Mật thừa của những bậc Vidyadhara. Ngài khẩu truyền chín thừa thứ bậc và như thế chỉ bày cái Thấy và Hạnh là một thể thống nhất, hãy đi xuống với cái thấy trong khi đi lên với hạnh. Bởi vì tâm Ngài sở đắc sự chứng ngộ toàn giác, với Bồ đề tâm, Ngài yêu quý chúng sanh hơn chính Ngài.

Ngài là một hóa thân làm người, một bậc giác ngộ, và nói ra tất cả những lời dạy về làm sao để ứng xử, hành động (hạnh) đã được công chúa Tsogyal ghi chép lại.

Đạo Sư vĩ đại nói: Bất kỳ giáo lý của những thừa ngoại hay thừa nội nào con thực hành, trước tiên con phải quy y Tam Bảo. Đã có những giới luật làm nền tảng cho sự thực hành của mình, mỗi khi con đi về hướng nào, hãy quy y chư Phật và Bồ Tát của hướng ấy. (more…)

Tăng Cường Lòng Sùng Mộ Trong Tâm Mình: Cầu Gọi Các Guru Từ Nơi Xa

Jamgön Kongtrül Lodrö Thaye

Sự thực hành kêu cầu các bậc Guru từ nơi xa này được mọi người biết đến. Chìa khóa để cầu khẩn những ân sủng là sự sùng mộ, quy ngưỡng khởi từ chán ngán và từ bỏ đối với sanh tử. Sự sùng mộ ấy không phải là một lời vô vị nhạt nhẽo, mà được sanh ra từ trung tâm của trái tim và tận những chiều sâu của xương tủy mình. Với niềm tin xác quyết rằng không có vị Phật nào khác vĩ đại và mật thiết hơn Guru, hãy tụng bài kệ thành tâm này.

Hỡi bậc Guru, xin nghĩ đến con. Bổn sư từ ái, xin nghĩ đến con.

Tinh túy của chư Phật trong ba đời,

Nguồn của thánh pháp – cái được tuyên thuyết và được chứng nghiệm – Đạo sư của tăng già, cộng đồng cao cả, Bổn sư ơi, xin nghĩ đến con.

 

Guru Amitabha (A Di Đà), xin nghĩ đến con

Xin nhìn xuống con từ cảnh giới Pháp thân đơn nhất.

Dẫn dắt chúng con mang nghiệp xấu, lạc loài

Đến cõi Tịnh của suối nguồn Đại Lạc.

 

Guru Quán Thế Âm, xin nghĩ đến con.

Xin nhìn xuống con từ cảnh giới Báo thân quang minh.

Xin làm lặng hết khổ đau sáu nẻo

Lay kéo chúng con khỏi những chiều sâu của ba cõi lưu đày.

 

Guru Padmakara, xin nghĩ đến con.

Xin nhìn xuống con từ ánh sáng hoa sen của Camara

Dân chúng khốn khổ này không nơi nương tựa trong thời mạt pháp,

Xin ngài nhanh chóng che chở với lòng đại bi.

(more…)

MƯỜI TÁM TỆ NẠN ẨN GIẤU CỦA NHỮNG HÀNH GIẢ

GAMPOPA

(1) Ở nơi ẩn cư mà muốn hoàn thành điều vinh hoa của thế gian là một tệ nạn ẩn giấu của những hành giả.

(2) Cầm đầu một hội chúng mà muốn hoàn thành những quan tâm thích thú của riêng mình là một tệ nạn ẩn giấu của những hành giả.

(3) Được học Pháp mà vẫn có việc làm sai trái là một tệ nạn ẩn giấu của những hành giả.

(more…)

Sự Thực Hành Pháp

Những khai thị từ đức Liên Hoa Sanh

Người không chú ý đến Pháp hình như không muốn hạnh phúc!

Đạo sư Padma lại nói: Tsogyal, điều quan trọng nhất là nỗ lực trong tu hành khi con còn trẻ. Khi con đã già con có thể muốn nghe giáo pháp nhưng lỗ tai con lại không muốn nghe. Con có thể muốn học hỏi nhưng sự chú tâm của con thì nặng đục và trí nhớ con thất thoát. Con có thể muốn đến với Pháp, nhưng thân con không thể đi hay ngồi. Con có thể muốn thực hành, nhưng sức mạnh của các đại đã tàn và con không thể tập trung. Con có thể muốn cho đi tài sản vật chất của con nhưng chúng đã bị người khác kiểm soát và con không còn đảm đương chúng. Con có thể muốn chịu khó nhọc nhưng hệ thống của con không chịu nổi sức ép. Làm cho thầy con và các bạn Pháp không vui, khi tuổi già đến, con có thể muốn thực hành nhưng không thể. Con sẽ ước ao “Phải gì tôi đã có ý chí và nguyện vọng khi tôi còn trẻ,” nhưng điều đó sẽ không giúp gì nữa cả. Đã quá trễ để hối tiếc là không thực hành Pháp gì khi con còn có thể.
Người không cảm thấy có quan tâm nào đến sự thực hành Pháp khi trẻ thì không hơn gì kẻ ngu đần!
(more…)

Phương Pháp Giúp Cho Những Vong Linh Thai Nhi Vô Tội

 

Tâm Tịnh

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
_()_

Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát _()_

Tôi đã nhận thấy trong cộng đồng một số đã từng phá thai trong quá khứ, và họ bị dày vò khổ sở cả đời mà không biết tại sao. Dù có làm lễ Cầu Siêu, nhưng nhiều lúc vong linh thai nhi không muốn tha thứ và đi đầu thai, vì vậy cũng nên cố gắng tu hành và sám hối cho bé thai nhi không còn oán hận mình nữa.

Nếu bạn biết người thân trong gia đình hoặc bạn bè đã từng phá thai, thì bạn có thể hướn dẫn họ làm những phương pháp để cho bé thai nhi không còn oán hận và hành hạ làm khổ họ nữa.

Có 3 cách hướng dẫn sau đây:

(more…)

Mọi Thực Hành Pháp Đều Bắt Đầu Với Tình Yêu Thương

Đại Sư Garchen Triptul Rinpoche

Cốt lõi của việc thực hành Pháp là gì? Đầu tiên chúng ta được giới thiệu về bản tánh của tâm. Sau đó chúng ta cần phải nhận biết được chân tánh của mình. Một số người nói họ đã thấy bản tánh của tâm, và một số người nói họ không thể thấy được. Những người nghĩ rằng họ đã thấy được bản tánh của tâm đã có được một mức độ quán chiếu nhất định, và điều này làm cho họ tin tưởng vào chân tánh của mình. Nhưng thậm chí đối với những người nói rằng họ không nhìn thấy bản tánh của tâm mình thì những người ấy cũng vẫn sở hữu chân tánh này. Ai cũng có Phật tánh, thậm chí dù đó là con côn trùng nhỏ nhất. Nơi nào có tâm nơi đó tự nhiên có Phật, ở đây nghĩa ở có Phật tánh. Khác nhau chỉ ở chỗ chúng ta có thể nhận biết được Phật tánh của mình hay không. Do đó chúng ta cần phải tìm ra phương pháp để nhận biết được bản tánh này. Viên bảo châu duy nhất và trân quý nhất mà tất cả chư Phật trong ba thời đã truyền giảng – viên bảo châu trân quý duy nhất mà mọi chúng sinh cần trưởng dưỡng, viên bảo châu trân quý duy nhất của cả luân hồi và niết bàn – đó chính là tình yêu thương, hay tâm từ bi. (more…)

Những Khai Thị Từ Đức Liên Hoa Sanh

Padmasambhava nói: Hãy làm như vầy nếu bạn muốn thực hành chánh pháp! Giữ lời dạy của thầy trong tâm. Chớ ý niệm hóa kinh nghiệm của bạn, vì nó chắc chắn làm cho bạn bị ràng buộc hay cáu kỉnh. Ngày và đêm, hãy nhìn vào tâm mình. Nếu dòng tâm thức có chứa một hạnh xấu nào, hãy từ bỏ nó từ sâu thẳm lòng mình và theo đuổi hạnh tốt.

Hơn nữa, khi bạn thấy người khác mắc phạm điều xấu, hãy có tâm bi với họ. Chắc chắn có thể là bạn cảm thấy thích hay ghét một vài đối tượng của giác quan. Hãy vứt nó đi. Khi cảm thấy dính kết với cái gì hấp dẫn hay ác cảm với cái gì ghê tởm, hãy hiểu rằng đấy là ảo giác của tâm bạn, chúng chỉ là huyễn hóa.

Khi bạn nghe những lời thích thú hay không thích thú, hãy hiểu chúng là tiếng vang trống không, như tiếng dội. Khi bạn gặp sự bất hạnh ngặt nghèo hay thống khổ, hãy hiểu đó là chuyện xảy ra tạm thời, một kinh nghiệm không thật. Hãy nhận ra rằng tự tánh vốn sẵn đủ chẳng bao giờ cách lìa bạn.
(more…)

Mọi Sự Chính Là Tâm

Những Giáo Huấn Thực Hành về Sự Hợp Nhất của Đại Ấn và Đại Toàn Thiện
của Karma Chagmé với bình giảng của Gyatrul Rinpoche

Trong thế giới này nhiều sự nói xấu được lan truyền, và tất cả chúng đều sanh ra từ nghiệp của người ta – từ những hành động và những kết quả của chúng – với gốc rễ là tâm thức của họ. Mọi sự thay đổi, vui, buồn, sướng khổ, thương, ghét… đều do tâm thức. Mọi quan điểm đều vô thường và một cách nền tảng, chỉ là những xuất hiện của tâm thức. Thế nên, chớ chú trọng đến chúng quá nhiều. Cần chú trọng nhiều là chính tâm thức của bạn!

Trong truyền thống Đại Toàn Thiện, Guhyagarbhatantra nói rằng tinh túy không gốc rễ của mọi sự chính là tâm. Mặt khác tâm là nền tảng, hay gốc rễ, của tất cả những hiện tượng, nhưng bản thân tâm thì không có gốc rễ, hay tinh túy. Khi nói rằng toàn thể sanh tử và Niết bàn có tâm làm gốc rễ của chúng, chúng ta có thể hỏi, “Tâm là của ai? Có phải là tâm của một cá nhân không?” Câu trả lời là không; tâm của tất cả chúng sanh. Sự liên hệ của sanh tử và Niết bàn với tâm của Phật không phải là liên hệ với tâm của một vị Phật mà là với tất cả chư Phật. Những tạo tác ý niệm vô số của tâm phát triển, và do chạy theo những cái ấy, chúng ta kéo dài mãi sự hiện hữu của chúng ta trong sáu cõi sanh tử, và cũng kéo dài ba độc của tâm. Một cách cơ bản, chúng ta kéo dài sanh tử của chúng ta bằng cách bám níu vào cái không có hiện hữu đích thật mà cho là thật. Vì lý do này, đức Phật dạy Bốn Thánh Đế, hai vô ngã, tức là nhân vô ngã và pháp vô ngã, và cái thấy tánh Không. (more…)