Những Tai Hại Của Sanh Tử

Karmapa thứ Chín Wangchug Dorje, bình giảng khẩu thuyết của Beru Khyentze Rinpoche

Sau đó, nếu con không thiền định về những tai hại của sanh tử luân hồi, con sẽ không xoay chuyển khỏi sự ám ảnh hấp dẫn của nó, cũng không khai triển được những tư tưởng buông bỏ. Do như vậy, những kinh nghiệm và những huệ quán sẽ không hiện lên trong dòng tâm thức của con. Để có những cái đó, con phải thiền định về sự đau khổ của sanh tử để từ bỏ nó.

Nếu chúng sanh sanh ra trong địa ngục, họ sẽ có những khổ đau như tám địa ngục nóng, tám địa ngục lạnh, những địa ngục lân cận và những địa ngục thỉnh thoảng. Ngạ quỷ thì đói và khát. Súc sanh thì bị giết. Người thì có sanh, già, bệnh, chết. Trời thì bị rớt khỏi trạng thái của họ và thức chuyển đổi. A tu la thì có xung đột và chiến tranh. Đó là những khổ đau của sáu trạng thái tái sanh. (more…)

Năng Lực Chữa Lành của Sự Cân Bằng

Tulku Thondup

Sự cân bằng cần thiết cho cả thiền định và đời sống hằng ngày. Quá ép buộc và thúc bách chỉ tạo ra căng thẳng, cứng rắn, hoang tưởng và đau khổ. Quá buông lung hay lười biếng thành ra thiếu tập trung, thiếu sức mạnh, ảo giác, mơ tưởng hão huyền. Để biết cách thiền định như thế nào, Ngài Patrul Rinpoche khuyên chúng ta hãy lưu ý đến câu chuyện trong kinh như sau:

“A Nan, một đệ tử chính của đức Phật, dạy Shravana làm sao để thiền định. Tuy nhiên, Shravana không thể thiền định được tốt vì đôi khi tâm trí quá kềm chặt và lúc khác lại buông lỏng. Khi trường hợp này được trình lên đức Phật, Ngài hỏi Shravana: ‘Này ông, khi còn ở nhà, ông đánh đàn rất hay phải không?’

“Shravana trả lời: ‘Vâng, con đánh đàn hay.”
“Đức Phật hỏi: ‘Âm thanh hay của đàn do lên dây căng hay chùng?’
“Shravana trả lời: ‘Bạch Thế Tôn, không phải cả hai cách đó, âm thanh hay là do sự cân bằng vừa phải của dây đàn.’
“Bấy giờ, đức Phật dạy: ‘Vậy tâm của ông cũng cần phải như vậy.’
“Sau này, bằng sự thiền định một cách cân bằng vừa phải, Shravana đã đạt được thành quả của việc tu tập.” (more…)

Cái Chết và Vô Thường

💐💐💐

Karmapa thứ Chín Wangchug Dorje, bình giảng khẩu thuyết của Beru Khyentze Rinpoche

Nếu con không thiền định về vô thường con sẽ không xoay chuyển tâm con khỏi sự quan tâm vào cuộc đời này. Nếu con không xoay chuyển tâm con, con sẽ không thoát khỏi sanh tử luân hồi. Về vấn đề này, Nagarjuna đã nói trong Suhŗllekha, “Có nhiều thứ có thể làm hại đời sống của chúng ta, vì nó vô thường như một cái bọt trên mặt nước có thể tan vỡ vì gió. Thật là một phép lạ vĩ đại, sau khi thở ra chúng ta còn thở vào được một hơi khác và sau khi ngủ chúng ta còn thức dậy.”

(more…)

Tibetan MO Dice Divination Explained

  • Newest update 11/30/2019, originally first compiled on 09/2016.
  • Vietnamese translation available from པདྨ་ཆོས་སྒྲོན Pema Choedon.

Tibetan MO dice divination is an ancient predictive technique. Considered to be the voice and Wisdom of the Mañjuśrī also known as the Bodhisattva of Wisdom, visualized as a male figure wielding a flaming sword in his right hand and in his left hand, he holds the Prajñāpāramitā Sūtra as shown in the picture below. The advice given is taken seriously.

His Holiness the Dalai Lama and many high lamas either practice or consult the MO dice for important decisions, like when faced with a difficult decision, including the selection of tulkus. One way that the MO may be used is to cast a MO for each possible course of action. If there is any ambiguity, additional MOs may be cast until the matter is clarified. The MO has a reputation in Tibet as being a very clear and decisive method for resolving confusion and making decisions. (more…)

Giải Thích Phương Pháp Dự Đoán bằng Xúc Xắc của MO Tây Tạng

  • Update mới nhất 30/11/2019, biên soạn trang này ban đầu tháng 9 năm 2016.
  • Dịch từ tiếng Anh sang Việt.

MO Tây Tạng là phương thức dự đoán bằng xúc xắc cổ xưa. Được xem là âm thanh và trí tuệ của Ngài Bồ Tát Văn Thù hay Bồ Tát của Trí tuệ, hình tướng nam tay phải cầm một thanh kiếm lửa và tay trái giữ bản kinh Bát nhã.
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều Lạt ma cao cấp cũng hoặc thực hành hoặc tham khảo ý kiến ​​các con xúc xắc MO cho các quyết định quan trọng, như khi phải đối mặt với một quyết định khó khăn, bao gồm cả việc lựa chọn các vị Tái sinh. Một cách mà phương thức MO có thể được sử dụng là thực hiện MO cho mỗi hành động. Nếu có bất kỳ sự mơ hồ, có thể thực hiện thêm phương thức này cho đến khi vấn đề được làm rõ. Phương pháp MO được phổ biến ở Tây Tạng như là một phương pháp rõ ràng và dứt khoát để giải quyết rắc rối và đưa ra quyết định. (more…)

Thiền Định Về Vô Thường Của Chính Mình

Thiền Định Về Vô Thường Của Chính Mình

Gampopa

🙏

🌺 Nghiên cứu Vô thường trong Chính mình.

Hãy thiền định điều này trong những cách: thiền định về cái chết, thiền định về sự cạn dần của cuộc sống và thiền định về sự chia lìa.

Thiền định về cái chết, người ta cần nghĩ, “Chính mình đấy không thể ở lâu trong thế giới này và sẽ phải đi qua đời kế tiếp”. Hãy thiền quán điều này.

Thiền định về những đặc tính của cái chết bằng cách thiền quán, “Cuộc đời tôi chấm dứt, hơi thở này ngưng lại, thân thể này thành một xác chết, và tâm thức này phải lang thang nhiều nơi chốn khác nhau”. Chỉ quán tưởng điều này.
Thiền định về sự cạn dần của cuộc sống bằng cách quán tưởng, “Từ năm ngoái đến bây giờ, một năm đã qua, và với khoảng đó cuộc đời tôi đã ngắn hơn. Từ tháng vừa rồi đến bây giờ, một tháng đã qua, và cuộc đời tôi ngắn nhiều hơn nữa. Từ hôm qua đến hôm nay là một ngày, cuộc đời tôi đã lại gắn hơn nữa. Khoảnh khắc đang trôi qua ngay lúc này là sự ra đi của một khoảnh khắc, cuộc đời tôi đã mất đi một khoảnh khắc. Đi vào Bồ tát hạnh nói: (more…)

Đời Người Quý Báu

💐 Đời Người Quý Báu 💐

Gampopa

🙏🙏🙏

Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Sự thực là như vậy thì tất cả chúng sanh trong năm cõi, như địa ngục, ngạ quỷ… có khả năng thực hành đến giác ngộ? Không. Chỉ “một đời người quý báu”, có hai phẩm tính rảnh rang và một khả năng bẩm sinh và một tâm thức nắm giữ ba đức tin, là một cơ sở tốt để thực hành đi đến giác ngộ. Tóm tắt:
Rỗi rảnh và khả năng bẩm sinh,
Tin cậy, khát khao và trong sáng
Hai của thân và ba của tâm
Năm cái ấy gồm trong cơ sở thực hành tuyệt hảo.

💐I. Rỗi rảnh.
“Rỗi rảnh” là thoát khỏi tám điều kiện bất lợi. Có tám điều kiện bất lợi được nói trong Kinh Pháp Cao Cả của sự Nhớ Rõ:

Địa ngục, ngạ quỷ, thú vật,
Người hoang dã, và vị trời sống lâu,
Chấp giữ tà kiến, và vắng mặt một vị Phật,
Câm

Đó là tám điều bất lợi.
Tám điều kiện này bất lợi theo cách nào? Trong cõi địa ngục, chúng sanh thường trực đau khổ; ngạ quỷ bị hành hạ bởi sự thiêu đốt thuộc về tâm thức; thú vật bị hoàn toàn ngu tối chế ngự. Cả ba loài này không có sự khiêm tốn và không quan tâm đến những gì chúng sanh khác nghĩ. Dòng tâm thức của họ là những pháp khí không thích hợp; thế nên họ không có cơ hội thực hành Pháp.
(more…)

Sân Giận

Đại Sư Garchen Triptul Rinpoche

🙏🙏🙏

🌻Câu hỏi: Gần đây con đã rất tức giận với một người. Cơn giận choán tâm can con. Con cảm thấy hối hận rằng như thế mình đã làm hư hoại giới nguyện và bây giờ con đang tập giữ chánh niệm trong tất cả các mối quan hệ. Xin Ngài cho con lời khuyên làm sao để trong tương lai, con có thể ngăn chặn sự tức giận không để nó chế ngự bản thân mình?
(more…)

Khai Thị Thực Hành Phật Pháp Như Thế Nào Cho Đúng

Đạo Sư Liên Hoa Sanh

Padmakara, đạo sư của Uddiyana, ngụ ở Samye sau khi được vua mời qua Tây tạng. Ngài ban nhiều lời dạy cho vua, các lãnh chúa, và các thiện nam tín nữ nơi phần phía đông của chánh điện. Vì họ không hiểu chính xác, ngài lập lại lời khuyên bảo này.

Đạo sư Padma nói: Dầu ta dạy nhiều bao nhiêu, dân Tây Tạng cũng không hiểu; thay vào đó, họ chỉ dấn mình vào các việc tồi tệ. Nếu các ông muốn thực hành giáo pháp từ trong cốt lõi của lòng mình, hãy làm thế này:

(more…)

Nghiệp và Luật Nhân Quả

nghiệp-và-luật-nhân-quả

Karmapa thứ Chín Wangchug Dorje, bình giảng khẩu thuyết của Beru Khyentze Rinpoche

****
Tiếp theo cần phải không lầm lẫn cái gì nên nhận lấy và cái gì nên từ bỏ thuận theo nghiệp và luật nhân quả. Những kết quả của bất kỳ hành động nào (thân, ngữ, tâm) được làm bởi bất kỳ chúng sanh nào đều chín tới trong chính cá nhân chúng sanh đó. Hơn nữa, nếu con phạm vào mười hành động không đức hạnh con sẽ tái sanh vào một trong những cảnh giới bất hạnh. Do mắc vào những hành động bị sai sử bởi ba độc, mức độ lập đi lập lại, đối tượng của hành động đó là ai, và bản thân hành động đó trầm trọng ra sao, con sẽ tái sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Khi đã sanh vào đó, con phải trải nghiệm khổ đau không cùng. Do mắc vào hành động đức hạnh lớn, trung bình, hay nhỏ, con sẽ tái sanh hoặc vào cõi Vô Sắc, cõi Sắc hay như một vị trời trong cõi Dục. Bởi thế trong mọi thời hãy xem xét ba cửa thân, ngữ, tâm của con.

(more…)